Ở ngay khuôn viên nhà mình, bố có trồng một khóm dương xỉ xanh mát mắt. Trên hòn non bộ giữa hồ cá, bố cũng cấy thật nhiều dương xỉ kim. Vì thế, loại cây này quá đỗi thân thuộc và gần gũi với mình. Bạn biết không, dương xỉ không chỉ có tác dụng trong trồng làm cảnh mà còn có vô vàn những công dụng khác cũng như ý nghĩa tuyệt vời. Cùng mình tìm hiểu nhé!
Tổng quan nhất về dương xỉ
Dương xỉ là ngành thực vật có xuất xứ từ vùng nhiệt đới, tuy nhiên ngày nay cây đã được nhân rộng trên toàn thế giới, đặc biệt ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt với số lượng rất lớn lên tới 12.000 loài. Chúng đa dạng từ kích thước, màu sắc đến xu hướng phát triển.
Có 3 loại dương xỉ phổ biến là dương xỉ cảnh, cây dương xỉ rừng và dương xỉ thủy sinh. Cách phân biệt 3 loại này thì khá đơn giản
Dương xỉ cảnh
Đây là loại phổ biến nhất ở Việt Nam, cũng là loại mà mình sẽ ưu ái nói cụ thể ở bài viết này nhé. Dương xỉ cảnh thường mọc thành bụi, có chiều cao khoảng từ 30cm đến 80cm. Cây thường được trồng làm cảnh trong khuôn viên gia đình, thường ở ban công hoặc phòng khách. Còn chi tiết thế nào thì mình sẽ nói rõ hơn bên dưới nhé^^

Dương xỉ rừng
Dương xỉ rừng hay còn gọi là dương xỉ cổ đại, dương xỉ thân gỗ là loại cây có kích thước rất cao lớn, mọc ở những vùng rừng rậm sâu, khí hậu ẩm ướt quanh năm. Chúng có vẻ ngoài cao lớn như những cây dừa chúng ta hay thấy ở các miền quê, cao khoảng từ 1,5 trở lên. Thân cây có màu nâu đen, bề ngoài xù xì, bám những mảng xám bạc. Ở phần ngọn sẽ có lá xanh mướt, tỏa tròn hệt như những cành dừa. Càng sâu trong rừng và khí hậu mưa nhiều, ẩm ướt chúng càng phát triển, có cây có thể cao lên đến 10m.
Ngày nay, loại dương xỉ này cũng được thuần chủng và được trồng làm cảnh ở vườn của nhiều gia đình.

Dương xỉ thủy sinh
Dương xỉ thủy sinh là loại cây sống được trong môi trường nước, thường được trồng trong các bể cá cảnh. Nhiệt độ nước thích hợp cho cây là từ 20 – 25 độ C. Thông thường cây sẽ mọc trong các hốc đá tiểu cảnh và hấp thụ CO2 khá tốt. Đối với dương xỉ thủy sinh thì cây phát triển khá chậm, chỉ cao chừng 10 – 25cm.

Cụ thể hơn về dương xỉ cảnh nhé
Cây dương xỉ nói chung có tên khoa học là Nephrolepis cordifolia, thuộc họ Lomariopsidaceae.
Dương xỉ cảnh là loài cây thân thảo, sống nhiều năm, có chiều cao trung bình khoảng 20 – 70cm. Chúng mọc lá từ gốc nên bạn có thể thấy như thể dương xỉ không thân. Có phần cuống lá với vảy màu nâu vàng, phần. Lá cây dương xỉ thuộc dạng lá kép, viền có những ngăn cưa khá nhỏ, mặt lá trơn, nhẵn bóng. Hình dạng của lá giống như những chiếc lược. Khi trồng ở bóng râm, lá cây có màu xanh lục đậm, khi trồng ngoài nắng tự nhiên thì lá cây sẽ tươi hơn và có thể có màu vàng nhẹ.
Mỗi cây dương xỉ có rất nhiều lá, mọc tỏa ra xum xuê với một màu xanh mướt.

Lợi ích của cây dương xỉ
Với màu xanh mát mắt và đặc tính dễ chăm sóc, cây dương xỉ được lựa chọn như một loại cây phong thủy được trồng phổ biến trong các gia đình. Dương xỉ có công dụng thanh lọc không khí rất tốt, cây hấp thụ được các loại khí độc có trong không khí và các tia gây hại phát ra từ các thiết bị điện tử. Do đó, đặt một cây dương xỉ ở góc phòng làm việc luôn là một lựa chọn thông minh.
Đặc biệt, bạn có thể trồng dương xỉ, dễ sống nhất là dương xỉ thủy sinh vào các bể cá cảnh hay trên các hòn non bộ, chúng tạo nên một vẻ đẹp vô cùng tự nhiên và sinh động.
Không chỉ có lợi ích về mặt cảnh quan, mà đây còn là một loại cây với nhiều công dụng trong đông y. Trong cây dương xỉ chứa rất nhiều loại chất khoáng, chất béo, chất đạm và vitamin, nếu biết chế biến đúng cách thì đây có thể tạo ra những món ăn vô cùng bổ dưỡng.
Hơn nữa, cây còn trị được rất nhiều loại bệnh như lang ben, vảy nến, đau lưng, mỏi gối, còn có thể chiết xuất để điều chế thành các sản phẩm ngừa tia cực tím và ung thư da.
Trong các cửa hàng hoa, người ta cũng dùng lá dương xỉ để trang trí những lọ hoa, bó hoa.

- Hoa Rum – Loài hoa thủy vu mang nét đẹp sang trọng, độc đáo
- Hoa son môi – Loài hoa mang sắc đỏ may mắn rất dễ nhân giống
Ý nghĩa của cây phong thủy
Bạn biết đấy, dương xỉ là một loại cây rất dễ sống, chúng có thể sống trong rừng rậm sâu, trong các hang núi, ngách đá. Do đó đây được xem như một biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất, khả năng sinh tồn mãnh liệt.
Người ta còn tin rằng trồng dương xỉ trong nhà sẽ mang lại sức khỏe, sự sung túc giàu sang cho gia chủ nữa đấy.
Đặc biệt đây là loại cây phong thủy vô cùng hợp với mệnh Mộc bởi màu xanh mát của nó.

Cách trồng cây dương xỉ
Đối với cách trồng bằng đất
Dương xỉ thường được trồng bằng phương pháp tách gốc, cụ thể là đối với khóm dương xỉ có nhiều cây, khi muốn nhân giống dương xỉ thì bạn chỉ cần tách vài gốc cây từ khóm đó đem trồng vào hỗn hợp đất đã chuẩn bị. Để cây tập trung hết chất dinh dưỡng nuôi cây thì lúc này bạn nên cắt bỏ bớt lá của cây mới tách. Sau đó tưới nước phun sương cho cây đặt vào chỗ mát, tránh ánh nắng gay gắt thì sau vài ngày cây sẽ phát triển xanh tốt và ngày càng lan rộng.
Video tham khảo cách trồng cây dương xỉ trong đất
Đối với cách trồng thủy sinh
Người ta thường chọn dương xỉ kim, dương xỉ sừng hươu để trồng thủy sinh. Đối với phương pháp nhân giống này, bạn chỉ cần cắt tách cây thì cây dương xỉ mẹ khỏe mạnh, sau đó cố định chúng vào giá thể (thanh gỗ hoặc đá), sau đó đặt vào bể nước hoặc bể cá. Sau khoảng thời gian tầm 1 tháng thì cây sẽ bắt đầu mọc rễ nhiều và đẻ nhánh.
Video tham khảo cách trồng cây dương xỉ thủy sinh
Một số lưu ý khi chăm sóc cây dương xỉ
Tuy là loại cây dễ phát triển mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện chăm sóc nào đặc biệt. Nhưng nếu muốn cây xum xuê và tràn đầy sức sống nhất thì bạn vẫn nên lưu ý một số điểm sau:
Về đất trồng, nên chọn đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và có độ thông thoáng cao để rễ cây có đủ không khí để thở.
Về nước tưới, dương xỉ là loại cây ưa nước trung bình, bạn có thể tưới cây với mật độ 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Nên tưới phun sương để hạn chế tình trạng cây ngập úng. Thời điểm tưới cây tốt nhất là vào buổi sáng hay chiều muộn.
Về độ ẩm, bạn biết đấy, dương xỉ là loại cây rừng rậm, do đó cây cực kỳ ưa ẩm. Càng ẩm ướt cây phát triển càng tốt. Do đó hạn chế trồng cây dưới ánh nắng mặt trời gay gắt bạn nhé. 1 tháng có thể mang cây ra nắng khoảng nửa ngày để cây lấy đủ chất phục vụ cho quá trình quang hợp.
Về phân bón, dương xỉ không yêu cầu quá nhiều phân bón, khoảng 2 – 3 tháng bạn bón phân cho cây 1 lần là được. Đối với cây thủy sinh thì có thể bổ sung chất dinh dưỡng trực tiếp vào bể nước.
Trồng cây dương xỉ một thời gian thì sẽ có trường hợp một số lá cây bị vàng. Đây là trường hợp hết sức bình thường, chỉ cần tưới nước, phơi nắng đúng cách. Đồng thời định kỳ cắt bỏ bớt lá vàng cho cây một cách khéo léo là cây sẽ khỏe mạnh thôi bạn nhé!

Một số hình ảnh đẹp khác của dương xỉ
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về dương xỉ nói chung và loại dương xỉ hay trồng làm cảnh nói chung. Chúc bạn sớm có những bụi dương xỉ xanh mát trong khuôn viên vườn nhà mình nhé ^^