Hoa cẩm tú cầu loài hoa của sự duyên dáng, quyến rũ nhất. Vẻ đẹp của bông hoa này toát lên ngay từ cái tên “cẩm tú cầu” của nó.

Hôm nay, iuHoa sẽ gửi đến bạn những thông tin thú vị về loại hoa duyên dáng này nhé!

Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu nổi bật bởi những cánh hoa mỏng manh, xếp chồng chen chúc lẫn nhau. Nhưng những cánh hoa này lại tạo nên một khối cầu hoa vô cùng đẹp. Kỳ lạ phải không!

Nhiều người yêu hoa rất thích cẩm tú cầu. Thế nên không hề khó hiểu khi loại hoa này xuất hiện rất nhiều trong đời sống.

Hoa cẩm tú cầu được dùng trong trang trí đám cưới, kỉ niệm, hay đơn giản được dùng để làm thành những bó hoa tuyệt đẹp.

Các loại hoa cẩm tú cầu

Bạn có biết không? Màu hoa cẩm tú cầu phụ thuộc vào nồng độ pH của đất trồng đấy! Thật tuyệt phải không?

Thế nên, nếu muốn có hoa màu trắng sữa thì duy trì độ pH là 7. Còn nếu bạn để độ pH của đất trên 7 thì sẽ cho ra hoa có màu hồng hoặc tím. Và độ pH nhỏ hơn 7 thì sẽ cho ra hoa màu lam.

hoa cẩm tú cầu trắng

Hoa cẩm tú cầu trắng

Bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 12, đó chính là thời điểm cho những đóa cẩm tú cầu nở rộ, khoe sắc. Cẩm tú cầu có những màu sắc như trắng, xanh, hồng nhạt hoắc tím…

hoa cẩm tú cầu xanh

Hoa cẩm tú cầu xanh

Hoa cẩm tú cầu mọc nhiều ở đâu nhất

Xuất hiện đầu tiên từ các nước Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc). Ngoài ra, cẩm tú cầu cũng mọc rất nhiều ở Nam Á, Đông Nam Á và cả ở châu Mỹ.

Có một điều rất quan trọng bạn phải biết! Đó là tất cả những bộ phận của loài hoa này đều có chứa những độc tố gây ra ngộ độc nếu lỡ ăn phải. Vậy nên, bạn tuyệt đối không được ăn bất cứ cái gì từ cẩm tú cầu nhé!

Tại Việt Nam

Nhắc đến cẩm tú cầu là mọi người chắc chắn sẽ nghĩ đến Đà Lạt. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, Đà Lạt chính là vùng đất lý tưởng cho các loại cẩm tú cầu phát triển.

Ngoài ra, nếu có dịp đến thăm đỉnh Bà Nà, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều hoa cẩm tú cầu ở đây.

Thế giới

Là loài hoa đại diện cho sự chân thành. Thế nên, cẩm tú cầu có rất nhiều ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, cẩm tú cầu cũng rất phổ biến ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác.

Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu

Có rất nhiều ý kiến tranh cãi về ý nghĩa của loài hoa kiêu sa này. Người thì nói cẩm tú cầu mang nét lạnh lùng, nên tượng trưng cho sự vô cảm, bất cần.

Kẻ thì cho rằng, vì màu sắc của hoa thay đổi theo nồng độ pH của đất. Nên loài hoa này cũng đại diện cho sự thay đổi của tình yêu.

iuHoa sẽ kể cho bạn nghe một truyền thuyết về cẩm tú cầu ở Nhật Bản nhé.

Nghe người xưa kể là có một vị hoàng đế làm việc có lỗi với người ông yêu. Vị hoàng đế này quyết định mang tặng cô một đóa cẩm tú cầu xinh đẹp thay cho lời xin lỗi từ tận đáy lòng.

Vậy nên, cẩm tú cầu cũng là loài hoa người ta hay tìm đến khi muốn gửi đến ai đó một lời xin lỗi chân thành.

tặng hoa cẩm tú cầu như một lời xin lỗi chân thành

Tặng hoa cẩm tú cầu như một lời xin lỗi chân thành

Tác dụng cẩm tú cầu

Toàn bộ cây có chứa chất phytochemical (có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa tốt), canxi, selen, kẽm và magiê… Vì thế nó cũng được sử dụng để làm thuốc.

Để điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, đái tháo đường tuýp 1, bệnh viêm ruột, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.

Ngoài ra nó còn đùng để điều trị các vấn đề về đường tiết niệu như nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, ve2y tuyến tiền liệt và bệnh sỏi thận.

Hơn nữa Vỏ cây cẩm tú cầu được dùng ngoài da có tác dụng giúp vết thương mau lành, chữa bỏng, đau cơ và bong gân.

Lưu ý là lá của loài cây này có chứa độc tố, nếu không hiểu biết thì bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Cẩm tú cầu tồn tại ở các dạng :

  • Dạng tươi
  • Chiết xuất chất lỏng hay rượu thuốc
  • Dạng viên nang
  • Thuốc sắc
  • Tán bột.

Loại thảo dược này có 6 công dụng tuyệt vời sau:

  1. Thuốc lợi tiểu tự nhiên
  2. Tốt cho sức khỏe đường tiết niệu vì thế được dùng hỗ trợ điều trị tình trạng viêm tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt. Ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đọng lại trong niệu đạo gây nhiễm trùng khi kết hợp với cỏ ngựa.
  3. Giúp phòng chống sỏi thận, sỏi bàng quang
  4. Chống viêm vì thế giúp giảm bớt nhiễm trùng, viêm thận và giảm các triệu chứng viêm khớp rất tốt.
  5. Chống oxy hóa
  6. Điều trị các rối loạn liên quan đến tự miễn dịch

cẩm tú cầu có rất nhiều tác dụng trong trị bệnh

Cẩm tú cầu có rất nhiều tác dụng trong trị bệnh

Liều dùng cẩm tú cầu

Liều dùng tham khảo:

  • Chiết xuất dạng lỏng: khoảng 2 – 6ml.
  • Dạng sirô: 1 thìa cà phê/lần, uống 3 lần/ngày.
  • Dạng khô: không dùng quá 2g thân hoặc rễ/lần.

Liều dùng của cẩm tú cầu ở mỗi người là khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng bệnh lý, cơ địa. Cẩm tú cầu có thể không an toàn. Vì thế trước khi uống cần phải hỏi bác sĩ.

Tác dụng phụ khi dùng cẩm tú cầu

Theo thử nghiệm thì sử dụng Cẩm tú cầu tương đối an toàn. Đôi khi vẫn có tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tức ngực hay chóng mặt và

Thận trọng khi dùng cẩm tú cầu

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
  • Tham khảo bác sĩ khi đang dùng thuốc khác
  • Dị ứng nhóm thuốc nào
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật mãn tính, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác

Cách trồng hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu là một giống cây thích bóng mát và khí hậu ôn hòa. Nên nếu bạn đang sống ở một nơi có khí hậu thích hợp thì việc trồng cẩm tú cầu vô cùng đơn giản nhé.

Hoa này bạn có thể tiến hành trồng cẩm tú cầu từ hạt hay nhánh đều được.

Nếu bạn trồng từ nhánh thì cần đoạn nhánh dài từ 30-40 cm nhé. Nên lựa những nhánh cây đã ngã màu gỗ, có nhiều búp to ở nách lá. Tiếp theo, bạn dùng kéo cắt bỏ những cặp búp và các lá phía dưới nhánh.

cẩm tú ưa sống ở nơi ấm áp khí hậu ôn hòa

Cẩm tú ưa sống ở nơi ấm áp khí hậu ôn hòa

Rồi sau đó ngâm trong nước vài giờ trước khi giâm cành vào đất nhé. Nhớ buộc cố định cành giăm để cành không bị lung lay. Nếu được thì nên giăm cành ở khu vực có ánh sáng nhẹ vừa phải, không để ở chỗ tối.

Một thời gian sau, bạn sẽ thấy thân cây tú cầu con phát triển ra. Tuyệt lắm đúng không! Khi nào cây con cứng cáp thì bạn có thể tách cây con ra, và đem trồng ở chỗ khác nữa đấy.

Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu

Những bông hoa cẩm tú cầu đỏng đảnh rất thích nước và đất ẩm. Thế nên, bạn nhó tưới nước thường xuyên cho cây nhé. Đặc biệt nếu thời tiết đang vào mùa khô, thì bạn càng phải lưu ý chế độ nước cho cây hơn nữa đấy.

Tỉa cành cũng chính là một bước chăm sóc cẩm tú cầu không thể bỏ qua. Theo bạn thời điểm nào cần tỉa cành?

Đó là vào mùa đông, hay trễ nhất thì là đầu mùa xuân nhé. Còn nếu chẳng may không biết thời điểm nào nên tỉa cảnh. Thì bạn có thể đợi qua mùa đông rồi cắt bỏ hết các bông trên thân cây đi nhé.

Nhưng…

Bạn nhớ để lại những cành mùa vừa rồi chưa ra hoa nhé. Bật mí với bạn là những cành đó sẽ cho hoa vào mùa tiếp theo đấy.

Chăm cây thì không thể thiếu phân bón. Hoa cẩm tú cầu cần được bón phân từ 1 đến 2 lần trong năm.

Thời điểm bón phân thích hợp là vào đầu xuân hoặc cuối đông nhé. Nhưng không nên quá lạm dụng phân bón, vì sẽ gây hại vô cùng cho cây và môi trường.

bón phân cho cây từ một tới hai lần vào đầu xuân hay cuối đông

Thường xuyên Bón phân cho cây từ một tới hai lần một năm vào đầu xuân hay cuối đông

Mong rằng với bài viết ngắn ở trên, iuHoa đã phần nào cung cấp đến bạn một vài thông tin thú vị về hoa cẩm tú cầu, cũng như cách chăm sóc loài hoa đẹp lạnh lùng mà kiêu sa này.

Tài liệu tham khảo :

Định nghĩa về cẩm tú cầu wiki

Tác dụng của hoa cẩm tú cầu của hellobacsi

Cách trồng và chăm sóc cẩm tú cầu báo mới

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here