Lan hoàng dương, loài hoa dây leo với sắc vàng rực rỡ, buông dài trước những cổng tường nhà. Đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc với những ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ở bài viết này, iuHoa sẽ cung cấp những thông tin cũng như cách trồng và chăm sóc loài hoa sắc màu này. Cùng tìm hiểu nhé!

Tên gọi, xuất xứ của loài lan hoàng dương

Lan hoàng dương, hay còn có tên gọi khác là cây chuỗi vàng, có tên khoa học là Petraeovitex bambusetorum (Còn thường được gọi với những cái tên như Petraeovitex bambusitrum, Petraeovitex wolfei), thuộc họ Lamiaceae, có xuất xứ từ Thái Lan. Tên tiếng Anh của loại cây này Nong Nooch vine, được đặt theo tên vườn thực vật nhiệt đới Nong Nooch, ở Pattaya, Thái Lan.

Đặc điểm của hoa lan hoàng dương

Lan hoàng dương là loại cây dây leo mọc rủ, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 1,5 – 3m. Trong điều kiện sinh trưởng tốt, cây có thể leo cao lên đến 5m.

Lá cây có hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, màu xanh đậm và nhẵn bóng, mỗi cuống có 3 lá, khi lá già màu hơi ngả vàng. Hoa lan hoàng dương mọc ở nách lá nên rất sai hoa, hoa kết thành chuỗi dài với những bông hoa mọc san sát nhau, có màu vàng tươi trông rất bắt mắt. Vào những mùa hoa, lan hoàng dương nở rộ tạo nên sắc vàng rợp trời. Chuỗi hoa rất lâu tàn, nở liên tục từ mùa thu đến mùa xuân hàng năm.

Thân cây mềm mại, dễ dàng uốn dẻo, vì là loài dây leo nên cây có thể quấn quanh hàng rào hoặc những vật chống đỡ khác. 

Lan hoàng dương được trồng phổ biến dưới dạng dây leo. Những giàn leo của lan hoàng dương buông dài tạo cảm giác dễ chịu và rất nên thơ. Mỗi khi mùa hoa nở, lan hoàng dương tỏa vàng cả một vùng trời làm nên cảnh tượng rực rỡ và bắt mắt người ngắm nhìn.

Hoa lan hoàng dương được trồng dưới dạng dây leo
Hoa lan hoàng dương được trồng dưới dạng dây leo

Hoa lan hoàng dương được trồng dưới dạng dây leo

Hoa lan hoàng dương được trồng trong chậu
Hoa lan hoàng dương được trồng trong chậu

Lợi ích của việc trồng lan hoàng dương

Trồng lan hoàng dương trong nhà, dù là trong chậu, tường rào hay vòm cổng đều thu hút mọi ánh nhìn. Đặc biệt, hoa giúp thanh lọc không khí và làm giảm bớt căng thẳng cho mọi người xung quanh.

Lan hoàng dương có thể được trồng kết hợp với các loài dây leo khác
Lan hoàng dương có thể được trồng kết hợp với các loài dây leo khác

Hoa lan hoàng dương được trồng dưới dạng dây leo

Ý nghĩa của lan hoàng dương

Ngoài ý nghĩa trong trang trí, cũng như bao loài lan khác, lan hoàng dương biểu trưng cho sự mạnh mẽ và chí tiến thủ lớn lao.

Đặc biệt, sắc vàng rực rỡ cùng màu xanh mướt đầy sức sống, lan hoàng dương mang đến sự may mắn, thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ.

Người ta trồng lan hoàng dương ở vòm cổng hay tường nhà với hy vọng đón những điều tích cực, khởi sắc nhất vào nhà.

Hình ảnh cận cảnh hoa lan hoàng dương
Hình ảnh cận cảnh hoa lan hoàng dương
Sắc vàng rực rỡ của hoa lan hoàng dương
Sắc vàng rực rỡ của hoa lan hoàng dương

Phương pháp trồng hoa lan hoàng dương

Lan hoàng dương là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với hầu hết các điều kiện môi trường, thời tiết. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nhất, nên lưu ý những vấn đề sau

Điều kiện môi trường

Đặc tính sinh trưởng của lan hoàng dương là ưa sáng và không thể sinh sống lâu ở bóng râm. Càng phơi sáng nhiều cây càng sai hoa và sắc hoa càng rực rỡ. Tuy nhiên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng quá gay gắt.

Do đó, lan hoàng dương sẽ phát triển tốt nhất với điều kiện có lưới che nắng. Ánh sáng thích hợp là khoảng 20% khi nhiệt độ ở mức 30 độ C trở lên và 40% ánh nắng khi nhiệt độ thấp hơn 20 độ C.

Lan hoàng dương có thể trồng trong chậu hoặc giàn leo. Đối với dây leo, địa điểm trồng thích hợp là ở góc vườn, hàng rào hoặc kể cả ban công.

Cây rất khỏe khi đã bám rễ. Đến thời điểm cây đã trưởng thành thì chỉ cần khoảng 30% nắng, cây cũng có thể quanh năm phát triển khỏe mạnh.

Lan hoàng dương ưa ấm, chịu lạnh kém nên đến mùa đông cây thường rụng lá và sẽ đâm chồi nảy lộc lại vào mùa xuân. Cây thích hợp ở nhiệt độ từ 18 – 35 độ C, độ ẩm không khí từ 70 – 80%. Lan hoàng dương ưa sống trong môi trường thoáng gió và độ ẩm cao.

Về đất trồng

Lan hoàng dương có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất trồng khác nhau. Nhưng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn và thoát nước tốt.

Cách trồng

Đào hố với kích thước khoảng 60 cm x 65cm x 55cm. Sau đó bón phân (nên bón phân hữu cơ đã hoai mục) vào hố và lấp một lớp đất mỏng lên. Rồi cho cây giống vào trồng. Để hạn chế bị lốc gốc khi mưa gió, nên nén chặt đất và tốt nhất nên cắm cọc và tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.

Đối với trồng dây leo, ngay sau khi trồng bạn nên làm giàn leo cho cây. Có thể làm giàn bằng các tre, gỗ hoặc để chắc chắn hơn, có thể làm bằng sắt thép và đổ bê tông làm trụ.

Video tham khảo cách trồng hoa lan hoàng dương – kênh Vườn hồng Vân Loan

Hiện nay, cách trồng lan hoàng dương phổ biến nhất là giâm cành:

Thời điểm chọn hom cây để giâm cành tốt nhất là lúc thời tiết có nắng ấm. Đối với hom cây, bạn có thể cắt từ các cành cây lan hoàng dương đã trưởng thành. Lưu ý khi chọn cành lấy hom, chọn những cành khỏe mạnh, cứng cáp, không có sâu bệnh hại và nên lấy những cành gần gốc cây. Độ dài hom cây thích hợp khoảng 10 – 15cm.

Sau khi đã lấy hom, nếu trên cành cắt có nụ hay hoa thì đều phải loại bỏ. Tiếp theo, nhúng hom vào chất kích thích mọc rễ. Sau khi nhúng hom, bạn dùng cây tạo ra một lỗ nhỏ vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn (nên chọn môi trường đất thoáng khí, nhiều mùn và có thể pha trộn thêm các chất dinh dưỡng hữu cơ), cắm cành giâm vào đó và dùng tay nén nhẹ bề mặt đất để tạo độ mịn và không bị xốp đất.

Sau khi hoàn tất, đặt bầu ươm ở nơi có ánh nắng ấm áp và phải chú ý tưới nước cho cây, mỗi lần tưới thích hợp khoảng 300ml, đủ để làm ẩm bầu đất, không nên cung cấp quá nhiều nước phòng trường hợp cây bị ngập úng.

Để phòng trường hợp cây không đứng vững, bị ngả nghiêng, bạn có thể cắm cọc và cố định cành vào đó.

Cắm cọc để nâng đỡ cây lan hoàng dương
Cắm cọc để nâng đỡ cây lan hoàng dương

Phương pháp chăm sóc hoa lan hoàng dương

Tưới nước

Lan hoàng dương là loài ưa nước trung bình, nên tưới nước cho cây khi đất trên mặt chậu đã se khô. Lượng nước tưới thích hợp khoảng 2-3 ngày/lần, mỗi lần 300-500ml nước tùy kích thước chậu. Lan hoàng dương chịu hạn khá tốt nhưng chịu úng kém.

Bón phân

Để phân bón có thể hòa loãng và giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất, trước khi bón phân cho cây, bạn nên hòa tan phân với nước. 

Hàng tháng nên bổ sung dinh dưỡng cho cây điều độ, luân phiên bón phân bằng các loại phân nhả chậm, phân vi sinh, trùn quế, NPK,… Trong trường hợp cây phát triển chậm, cây xấu yếu có thể hòa tan NPK 30-10-10 thật loãng rồi tưới vào gốc khoảng một đến hai tuần để cây phục hồi.

Phòng ngừa sâu bệnh 

Lan hoàng dương thường gặp phải các loại bệnh nhẹ như còi cọc, èo uột, và bề ngoài khô khan, xấu xí… Nặng hơn thì có thể dẫn đến chết cây, thậm chí làm lây bệnh cho cả vườn lan nếu bạn chậm trễ trong việc phòng và điều trị vườn lan hoàng dương đang bị sâu bệnh. 

Do đó, khi mua lan hoàng dương về trồng, bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề của cây. Nếu cây khoẻ mạnh không bị sâu bệnh thì mới tiến hành trồng chung với những cây khác. Thường xuyên dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ, thông thoáng. Quan sát vườn lan thường xuyên để phát hiện những cây bị sâu bệnh kịp thời để xử lý. Ngoài ra, nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho cây để cây phát triển tốt nhất. 

Video tham khảo cách chăm sóc và chơi lan hoàng dương  – kênh Cu Vlog 77

Video tham khảo nguyên nhân và cách chăm sóc lan hoàng dương bị héo – kênh Cây cảnh chợ hàng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here