Không giống như hoa hướng dương, hoa hồng, hoa trà,… cho vẻ đẹp từ hoa, phong lá đỏ là một loại cây cho vẻ đẹp tuyệt trần từ lá. Mỗi mùa thu đến, phong lá đỏ chuyển mình từ một màu xanh biếc sang đỏ rực, tạo nên một khung cảnh nên thơ đến ngẩn người. Vì loại cây này khá ít ở Việt Nam, nên mình muốn cung cấp thêm thật nhiều thông tin về nó. Cùng mình tìm hiểu nhé!

Tên gọi, nơi phân bố của phong lá đỏ

Phong lá đỏ, hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như phong nước, Carolina phong đỏ, Drummond phong đỏ, cây thích,… Tên tiếng Anh của cây là Red Maple với tên khoa học là Acer Rubrum, thuộc chi Phong, họ Bồ hòn.

Cây được trồng rất phổ biến tại miền đông Bắc Mỹ, ở khu vực phía đông Newfoundland, phía nam Florida, và tây nam Texas.

Phong lá đỏ là một trong những loại cây đặc trưng của các quốc gia: Canada (Có thể bạn đã biết? Quốc kỳ của Canada có biểu tượng chính là hình ảnh phong lá đỏ luôn đấy), Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Phong lá đỏ được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu lạnh
Phong lá đỏ được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu lạnh

Vẻ đẹp xao xuyến cùng hình dạng dịu dàng của loài cây này đã làm mọi người yêu hoa trên khắp quốc gia yêu mến, chính sự say mê đó đã giúp cây được nhân rộng ra rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ở nước ta, câu được trồng rải rác ở một số địa điểm có thời tiết lạnh, độ ẩm cao. Một vài địa điểm mà bạn có thể tìm đến để ngắm phong lá đỏ mỗi dịp thu đến tại Việt Nam là rừng cây bên hồ Tuyền Lâm tại Đà Lạt; chùa Thanh Mai tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; núi Báo Đông tại tỉnh Cao Bằng; đỉnh Fansipan; đỉnh đèo Pha Luông – nóc nhà của vùng núi rừng Mộc Châu.

Phong lá đó xuất hiện rải rác ở một số nơi của nước ta
Phong lá đó xuất hiện rải rác ở một số nơi của nước ta

Mình rất may mắn khi đã đến hồ Tuyền Lâm ngay đúng dịp phong lá đỏ bắt đầu trổ màu, phải nói là cực kỳ bắt mắt và si mê loại cây đặc biệt này luôn <3.

Đặc điểm thực vật của cây phong lá đỏ

Phong lá đỏ là loại cây thân gỗ với nhiều cành nhánh dài ngắn khác nhau, thân cây xù xì, có màu nâu pha những điểm trắng mốc. Nếu được trồng sâu trong rừng xanh thì thân cây rất dễ bị phủ rêu phong, tạo nên hình ảnh thân xanh lá vàng – đỏ cực kỳ thu hút. Đây là loại cây sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 3 – 10m. Nếu trồng ngoài tự nhiên như rừng rậm, cây có thể cao hơn 20m.

Phong lá đỏ trong rừng rậm
Phong lá đỏ trong rừng rậm

Điểm đặc biệt nhất của loại thực vật này chắc chắn là ở lá rồi. Lá cây sẽ thành nhiều thùy (thường có 5 – 9 thùy) tùy loại. Khi còn non lá có màu xanh lá cây nhạt, pha lẫn chút tím ẩn, viền lá có nhiều thùy, khe giữa các thùy nông sâu khác nhau và rất sắc nét. Khi lá giá thì chuyển sang màu đỏ hoặc vàng cam sáng, làm sáng bừng giữa một không gian bao phủ màu xanh, không thể lẫn vào đâu được. Cây thường cho lá non vào mùa xuân, lá chuyển xanh lục đậm và lớn dần khi sang hè, sắc đỏ xuất hiện vào mùa thu và rồi rụng lá khi đông về, để tích đủ chất dinh dưỡng, nuôi cây và đâm chồi nảy lộc khi xuân sang.

Cận cảnh phong lá đỏ
Cận cảnh phong lá đỏ

Có thể hiếm thấy nhưng phong lá đỏ cũng có hoa đấy nhé, những bông hoa của cây này kết thành chùm màu đỏ hoặc cam cháy, ẩn lấp ló cùng lá, ngụy trang rất khó nhận thấy luôn ^^.

Phong cho quả gọi là Phím phong, bên trong chứa hạt giống có màu đỏ tươi, thường cho quả vào cuối hè đầu thu.

Quả phong lá đỏ
Quả phong lá đỏ

Một số loài phong lá đỏ phổ biến trên thế giới hiện nay

Cây phong đường

Phong đường, có tên khoa học là Acer saccharum, cây xuất hiện phổ biến ở khu vực miền đông Bắc Mỹ, chủ yếu là trong những cánh rừng lớn. Phong rừng là loại cây thân gỗ cao lớn, lá xum xuê bao phủ cả cây. Cây mang một màu xanh lục nhẹ nhàng, một màu xanh đồng đều vào mùa hạ. Đến thu, lá cây chuyển sang vàng cam hoặc đỏ tùy thuộc điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. 

Phong đường còn được trồng để lấy nhựa, chủ yếu dùng để sản xuất si rô.

Hình ảnh cây phong đường
Hình ảnh cây phong đường

Phong đỏ Nhật Bản

Hay còn gọi là phong lá đỏ Đông Bắc Á, phong vỏ san hô, cây có tên tiếng Anh là Maple, tên khoa học là Acer Palmatum. Đây là chủng có đa dạng loài nhất, có khoảng hơn 1000 loài với nguồn gốc khác nhau từ khắp nơi: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nga,… nhưng phổ biến nhất vẫn là ở xứ sở mặt trời mọc – Nhật Bản.

Phong đỏ Nhật Bản là dạng cây thân gỗ, có tán vòm rộng bao phủ cả cây, cánh lá mọc xum xuê trĩu xuống cả gốc. Để ý kĩ cây bạn sẽ thấy nhiều vòng tròn đồng tâm trên vỏ cây.

Lá phong đỏ Nhật Bản khá mỏng, thường có 7 thùy hoặc nhiều hơn là 9 thùy, viền lá hình răng cưa dễ thấy, mỗi tia lá có hình bầu thuôn nhọn dần về phía đỉnh lá. Thoạt nhìn thì lá cây khi non khá giống lá sắn ở Việt Nam ^^. Khi còn non, lá cây có màu xanh non với viền lá màu tím biếc, khi sang đầu thu, toàn bộ lá sẽ chuyển sang màu đỏ cam đồng đều, mang lại một khung cảnh tuyệt đẹp.

Hình ảnh phong lá đỏ Nhật Bản
Hình ảnh phong lá đỏ Nhật Bản

Cây phong bạc

Phong bạc có tên khoa học là Acer saccharum, có nguồn gốc từ miền đông và trung Bắc Mỹ (miền đông Hoa Kỳ và Canada). Đây là loại phong phổ biến nhất ở đất nước Mỹ xinh đẹp. Cây phong bạc khi trưởng thành có thể cao từ 15 – 25m. Lá cây có 5 thùy không đều nhau, có răng cưa to quanh viền lá. Lá cây mang một mùa xanh đặc trưng.

Hình ảnh cây phong bạc
Hình ảnh cây phong bạc

Lợi ích của cây phong lá đỏ

Với vẻ đẹp mê hoặc của những chiếc lá đỏ rực, phong lá đỏ ngày càng được ưa chuộng để nhập về và trồng trang trí cảnh quan, các vị trí có thể trồng là ở công viên, trong công trình công cộng, các khu du lịch hoặc ven đường.

Phong lá đỏ được trồng làm cảnh
Phong lá đỏ được trồng làm cảnh

Đối với các nước trồng phong lá đỏ như một loại cây công nghiệp, họ sử dụng gỗ của chúng để làm đồ nội thất bởi vân gỗ của cây này rất đẹp.

Hơn nữa, lá và cành của phong lá đỏ được sử dụng để điều chế các sản phẩm trong y học, hỗ trợ điều trị các vấn đề như giảm đau, giải độc, trị mụn nhọt và giúp khí huyết lưu thông.

Ở Việt nam, hiện nay phong lá đỏ đã xuất hiện khá nhiều. Ở Hà Nội, có chủ vườn đã nhập hàng trăm cây phong lá đỏ về để thỏa niềm đam mê với loài cây này. Qua nhiều lần nghiên cứu và chăm sóc thực tế, đến nay anh đã có riêng kinh nghiệm cho mình để chăm sóc loại cây này một cách tốt nhất. Đặc biệt, về Việt Nam, với nhiều sự sáng tạo cây đã được đưa vào chậu và tạo thế nhiều kiểu bonsai rất đẹp và lạ.

Cây phong lá đỏ được nhập về Việt Nam
Cây phong lá đỏ được nhập về Việt Nam

Cách trồng cây phong lá đỏ

Hiện nay, cây phong lá đỏ đã được lai tạo rất nhiều để phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Có 2 cách nhân giống phong lá đỏ chính là gieo hạt cắt mầm từ gốc cây để trồng.

Đối với cách gieo hạt

Thời gian gieo hạt tốt nhất là vào cuối hạ đầu thu.

Bạn cần chọn những hạt giống chắc, khỏe, không bị sâu bệnh hại và lấy từ cây có tuổi đời 3 năm trở lên. Sau khi lấy hạt thì bạn ngâm hạt trong nước ấm nóng khoảng 1 – 2 ngày, sau đó bọc vào khăn giấy mỏng cho vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng để kích mầm cây trong môi trường lạnh. Sau đó lấy hạt ra đem gieo vào đất là được.

Video tham khảo cách gieo hạt cây phong lá đỏ

Đối với phương pháp cắt mầm từ gốc cây mẹ

Bạn nên chọn những cây mẹ có tuổi đời 1 – 2 năm trở lên, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, chọn những mầm cây từ gốc thật chắc khỏe, sau đó đem gieo vào đất và chăm sóc là được. Tuy nhiên, khi trồng bằng phương pháp này thì cây sẽ không được cao lớn như gieo hạt.

Phong lá đỏ vào mùa thu rất đẹp
Phong lá đỏ vào mùa thu rất đẹp

Một số lưu ý khi chăm sóc cây

Dù đã được lai tạo để thích hợp với khí hậu Việt Nam, nhưng khi trồng phong lá đỏ vẫn phải lưu ý một số điểm để cây cho nhiều lá và trổ đỏ được vào mỗi mùa thu

Về đất trồng

Loại đất phù hợp nhất cho phong lá đỏ là đất có độ chua hơi cao, giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Khi trồng cây có thể trộn thêm với các loại phân hữu cơ, phân hoai mục để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Đối với trồng từ cây giống mua về (hiện nay bán khá phổ biến), bạn cần đào hố đủ to rồi đặt cây thẳng đứng xuống, sau đó vun kín và nén chặt đất. Đối với cây con thì cây cố định cây vào cọc để cây không bị nghiêng.

Về ánh sáng

Phong lá đỏ là loại ưa ánh nắng nhẹ, không nên trồng cây ở nơi nắng quá gắt, khi cây còn nhỏ nên đặt cây ở môi trường bóng râm. Nếu trồng ngoài vườn thì bạn nên trồng ở những góc có bóng râm để hạn chế nắng, hoặc có thể làm lưới che để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây.

Về nhiệt độ

Phong lá đỏ là loại cây ưa khí hậu lạnh, ẩm ướt, không thể chịu hạn nếu nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ thích hợp là từ 15 – 25 độ C.

Về nước tưới

Nên tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 ngày/ 1 lần. Mỗi lần tưới lượng vừa đủ, không quá nhiều làm cây ngập úng. Vào mùa khô thì tăng tần suất tưới 1 lần/ ngày, và có thể đắp rễ lục bình quanh phần gốc cây để hạn chế thoát hơi nước.

Cây phong lá đỏ nếu được chăm sóc đúng cách sẽ cho màu rất đẹp
Cây phong lá đỏ nếu được chăm sóc đúng cách sẽ cho màu rất đẹp

Các loại bệnh thường gặp ở phong lá đỏ và cách phòng chống

Bệnh rệp, sên hại lá

Rệp bám vào cây phong để ký sinh thường là những loại rệp có kích thước nhỏ, đôi khi chúng còn biến đổi màu sắc để tệp vào mùa thân lá. Do đó bạn cần quan sát kỹ và phun thuốc trị rệp, trị sên và ốc sên hại lá khi phát hiện.

Bệnh bạc lá

Cụ thể biểu hiện của bệnh này là trên cây phong thường xuất hiện các đốm nhỏ màu bạc, và những đốm này cũng xuất hiện trên bề mặt lá và dễ lan rộng. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường ẩm ướt quá mức. Để tránh loại bệnh này thì bạn hạn chế tưới nước cho cây vào buổi tối nhé!

Nấm cây

Biểu hiện của bệnh nấm trên cây là trên thân, cành, lá của cây xuất hiện các vết mốc có màu nâu, ngả đen. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do khi làm vườn chúng ta không vệ sinh kỹ dụng cụ, làm lây lan nấm từ những vùng cây mang bệnh lên toàn cây, hoặc lây từ cây này sang cây khác.

Một số hình ảnh được chọn lọc về phong lá đỏ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here