Mình tin rằng là hầu hết chúng mình đã từng bị thu hút bởi vẻ đẹp độc lạ của cây đầu lân, một loài cây linh thiêng hay xuất hiện ở nơi cửa Phật. Cây tạo cảm giác an lành, bình yên và thanh thản thật sự khi ngắm nhìn. Tuy nhiên có một điều đáng buồn là rất nhiều người bị nhầm lẫn đầu lân với cây sala và vô ưu. Bài viết này mình sẽ giúp phân biệt chúng và cung cấp một số thông tin để trồng và chăm sóc tốt cây đầu lân. Hy vọng sẽ ít nhiều giúp được các bạn.

Hình ảnh cây đầu lân
Hình ảnh cây đầu lân

Tên gọi và nguồn gốc của cây đầu lân

Cây đầu lân hay còn có các tên gọi khác là cây ngọc kỳ lân, cây hàm rồng. Phải nói cây này là loài bị nhầm lẫn rất nhiều trong thế giới thực vật, phải đến 90% người dân nước ta cứ nghĩ rằng cây sala (hay còn gọi với cái tên tha la) hoặc cây vô ưu chính là cây đầu lân. Tuy nhiên, mình xin được đính chính lại là ba loài này hoàn toàn khác nhau bạn nhé, cụ thể hơn mình sẽ nói ở phần bên dưới. 

Về cây đầu lân, cây có tên khoa học Couroupita guianensis, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, được giới thiệu và du nhập vào châu Á ở thế kỷ 19. Cây có quả to như đạn đại bác nên người dân nước Anh gọi nó với cái tên Cannonball tree, dần dà cái tên này cũng trở nên phổ biến và được xem như là tên quốc tế của cây. Bởi nét đẹp độc đáo và ý nghĩa tâm linh cao cả mà cây được trồng ngày càng phổ biến ở hầu hết các nước, đặc biệt trong các chùa chiền, trong đó có Việt Nam.

Theo những sự tích kể lại, loài cây gắn liền với câu chuyện hoàng hậu Maya lúc hạ sinh thái tử và loài cây che mát cho Đức Phật nghỉ ngơi và nở hoa đưa tiễn người vào niết bàn là sala. Khi nhắc đến câu chuyện này thì mọi người thường nghĩ đó chính là cây đầu lân mà chúng ta đang nhắc đến. Tuy nhiên không phải đầu các bạn nhé, chúng ta cần tránh nhầm lẫn giữa sala – vô ưu và đầu lân nhé. Mình sẽ làm rõ hơn để các bạn nắm thông tin về các loài cây này.

Cây đầu lân

Đầu lân là một loài hoa linh thiêng nơi cửa Phật
Đầu lân là một loài hoa linh thiêng nơi cửa Phật

Phân loại các loài cây sala – vô ưu – đầu lân thường hay bị nhầm lẫn

Cây sala

Cây sala có tên khoa học là Shorea robusta, là một loài thực vật có hoa trong họ Dầu. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Myanmar, Nepal và Bangladesh, là loài cây được Phật tử khắp thế giới yêu thích và tôn sùng.

Cây sala là một loài cây thân gỗ cao to, có thể cao đến 20 – 30m, có lẽ bởi vậy mà cây thường được tin rằng là che chở cho chốn linh thiêng nơi đất Phật. Cây có hoa màu trắng ngà đến vàng, mỗi mùa hoa về nở xum xuê, như đang che chở cho bao người con Phật tử.

Hình ảnh hoa Sala
Hình ảnh hoa Sala

Cây vô ưu

Vô ưu có tên khoa học là Saraca Asoca, thuộc chi vàng anh, phân bố chủ yếu ở Nam Á và phía tây Myanmar.

Cây vô ưu là loài cây nhỏ có hoa, lá cây dài và thuôn dần về phía đầu lá, mỗi lá dài trung bình khoảng 8 – 20cm. Hoa vô ưu thường nở thành cụm, các cụm hoa có hình nón, mang màu vàng hoặc đỏ thẫm, đài hoa hình ống dài. Mỗi hoa có 4 thùy, bạn lưu ý các thùy này giống như cánh hoa nhưng không phải nhé, hoa vô ưu không có cánh hoa, chỉ có đài hoa và thùy.

Hình ảnh hoa vô ưu
Hình ảnh hoa vô ưu

Cây đầu lân

Đầu lân là loài cây thân gỗ to lớn, sống nhiều năm. Thân có màu xám đậm, ngoài tự nhiên cây phát triển có thể cao lên đến hơn 15m, có cây đạt đến 25 – 30m. 

Lá cây đầu lân to và thuôn dài, có màu xanh lục, bề mặt lá bóng mượt, có nhiều gân và gân lá đậm. Lá của cây này thường mọc trên cụm ở đầu của cành, thoạt nhìn lá của chúng khá giống với lá của cây lộc vừng.

Điểm đặc biệt của đầu lân chính là hoa của chúng. Hoa mọc ra trực tiếp từ thân cây chứ không như các loài cây khác. Mỗi cành hoa rất dài, có thể dài đến 60 – 80cm, có cành lên đến cả mét. Phải nói đầu lân là loài thực vật cho sai hoa vô cùng, đến mùa hoa nở rộ, mỗi ngày cây có thể nở đến cả trăm hoa. Đây cũng là loài cây chốn linh thiêng nên khi cây nở rộ hoa, nó được xem như là tín hiệu của những điềm lành, bình an. Hoa đầu lân có hương thơm ngọt ngào, nhẹ nhàng và mùi hương này sẽ đậm hương nhất vào ban đêm và sáng sớm khi có sương xuống. Mỗi cành hoa đầu lân có rất nhiều bông hoa nhỏ, mỗi hoa có đường kính từ 6 – 12cm gồm 6 cánh hoa chính và 2-3 cánh hoa phụ nhỏ. Hoa đầu lân có màu sắc độc lạ, khi còn là nụ chúng có màu trắng phớt hồng nhẹ, khi bung nở mang màu hồng và đỏ xen kẽ với các vân vàng mỏng hướng vào tâm hoa. Hoa đầu lân thường nở quanh năm, mùa hoa rộ nhất là vào cuối xuân đầu hè, khoảng từ tháng 2 đến tháng 6.

Hình ảnh hoa đầu lân
Hình ảnh hoa đầu lân

Quả cây đầu lân cũng rất đặc biệt, chúng có dạng hình cầu khá lớn với vỏ gỗ cứng màu nâu nhạt, đường kính quả lên đến 15 – 25cm, có thể nói khá giống với quả dừa khi ta đã gọt bỏ lớp vỏ xanh bao bọc ở ngoài. Không giống như những loài cây khác, hoa nở mới cho quả mà đối với đầu lân, quả mọc song song với hoa. Một cây có thể cho 100 đến 150 quả, sai trĩu. Khác với hoa, quả cây sala có mùi hôi khó chịu. Bởi quả có kích thước lớn, nặng nên rất nguy hiểm, khi trồng chúng được trồng ở các khu vực ít người qua lại hoặc có bảng cảnh báo, bởi nếu quả đầu lân rơi đụng phải người thì sẽ gây ra những thương tích.

Quả của cây đầu lân
Quả của cây đầu lân

Công dụng của loài cây đầu lân

Không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng nơi đất Phật, được trồng nhiều ở các cửa Phật để thúc đẩy sự bình an, giúp con người trở nên thoải mái và dễ chịu khi được che chở bởi loài cây này, mà cây còn có nhiều công dụng đáng kể khác.

Trong y học, vỏ cây, lá cây và hoa của cây đầu lân đều được sử dụng để làm thuốc bởi chúng có tính kháng khuẩn và giúp giảm đau. Một số bài thuốc có thể kể đến như: dùng vỏ cây để chữa bệnh cảm lạnh, đau bụng; dùng lá cây để điều trị bệnh sốt rét và những bệnh ngoài da; dùng hạt trong quả cây để khử trùng vết thương.

Đầu lân là loài cây thân gỗ lớn nên chúng cũng thường được lấy gỗ để chế biến đồ gỗ mỹ nghệ dùng trong gia đình.

Cây đầu lân có rất nhiều công dụng
Cây đầu lân có rất nhiều công dụng

Phương pháp nhân giống cây đầu lân

Như mình đã nói ở trên, vào mỗi mùa cho quả, cây đầu lần có thể cho đến hàng trăm quả, từ đó số lượng hạt từ cây cũng rất lớn. Chính vì vậy nên phương pháp nhân giống phổ biến nhất của loài cây này là nhân giống từ hạt. Hạt được thu hoạch khi quả đã già.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đất để trồng cây. Cây đầu lân có thể sinh trưởng được trong nhiều môi trường đất khác nhau, từ đất cát, đất thịt đến đất pha sét. Nhưng để cây phát triển tốt nhất thì nên ưu tiên chọn các loại đất có độ tơi xốp, độ thông thoáng cao. Trước khi trồng nên trộn thêm với tro trấu, phân chuồng hoai mục để tăng độ dinh dưỡng cho cây. 

Về hạt giống, trước khi trồng bạn nên ngâm hạt vào môi trường nước ẩm trong khoảng 10 – 12 tiếng trước khi trồng. Sau đó gieo hạt vào môi trường đất đã chuẩn bị trước là được, sau khi gieo hạt xong thì tưới ẩm đất để hạt dễ phát triển. Những ngày sau đó cũng phải lưu ý tưới nước đều đặn cho hạt nhé, mỗi lần tưới nhẹ nhàng với lượng nước vừa phải để tránh thối hạt. Khoảng hơn 1 tháng sau là hạt giống sẽ nảy mầm và phát triển.

Hiện nay, trên thị trường cũng có bán cây giống đầu lân phổ biến. Bạn có thể mua bầu giống về để trồng. Khi mua về nên bỏ lớp vỏ bọc phía ngoài bầu đất, nhưng không bỏ đi lớp đất nhé, để cây không bị lạ môi trường gây phát triển kém. Cần đào hố sâu khoảng 20 – 30cm để trồng cây, dưới hố nên bón thêm phân chuồng hoặc phân hóa học để cây có thêm chất dinh dưỡng. Đặt bầu đất vào hố và lấp đất, dùng tay nén chặt để cây không bị lung lay khi gió mạnh hoặc khi tưới nước. Khoảng vài năm sau thì cây sẽ bắt đầu to lớn và cho hoa.

Khi trưởng thành cây đầu lân cho hoa rất đẹp
Khi trưởng thành cây đầu lân cho hoa rất đẹp

Một số lưu ý khi chăm sóc cây đầu lân

Đây là loài cây thân gỗ cao lớn, có thể thích ứng với mọi môi trường nên trồng cây ở đâu cũng được, miễn là có đủ không gian. Cây có thể sống được ở ngoài trời nắng mà không gặp vấn đề gì, chỉ cần tưới đủ nước. Vào mùa hè, đất khô hạn thì nên tưới nước cho cây 1 lần/ ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Vào mùa mưa thì tần suất có thể giảm xuống, có thể chỉ cần tưới khi mặt đất se khô.

Bên cạnh đó, có thể dùng phân hữu cơ hay phân bón hóa học bón cho cây đều được. Phân hữu cơ có thể dùng phân chuồng hoai mục, phân vi sinh hoặc các loại tro trấu, phân hóa học chúng ta nên sử dụng chủ yếu NPK pha loãng để bón cây, kích thích cây cao lớn và cho nhiều hoa. Để phòng trừ sâu bệnh hại, chúng ta có thể sử dụng vôi quét quanh gốc cây để phòng trừ sâu đục thân, dùng BoocDo 1% khi gặp tình trạng sâu ăn lá.

Video giới thiệu tổng quan về cây đầu lân

Trong video này bị nhầm lẫn tên gọi của loài cây này bạn nhé. Cây đầu lân chứ không phải sala đâu. Như mình đã nói ở trên, đúng là có rất nhiều bạn nhầm lẫn tên gọi giữa hai loài sala và đầu lân.

Trên đây mình đã cung cấp những thông tin về cây đầu lân, cũng như những đặc điểm để phân biệt ba loài đầu lân, sala và vô ưu. Hy vọng rằng sẽ giúp được nhiều người không bị nhầm lẫn về ba loài cây linh thiêng này nữa.

Một số hình ảnh chọn lọc của cây đầu lân

Cây đầu lân Cây đầu lân Cây đầu lân Cây đầu lân Cây đầu lân Cây đầu lân Cây đầu lân Cây đầu lân Cây đầu lân

Nguồn tham khảo thông tin:

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Đầu-lân
  2. https://thanhnien.vn/van-hoa/cay-sala-duoc-phat-tu-khap-the-gioi-ton-sung-vi-sao-hay-bi-nham-lan-1385927.html
  3. https://baokhuyennong.com/cay-tha-la/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here